Ở Việt Nam, bệnh phong là một căn bệnh nhiều người biết đến bởi khả năng tàn phá sức khỏe cũng như cuộc sống mà nó gây ra. Thế nhưng, người bị nhiễm căn bệnh này còn phải chịu sự hắt hủi, xa lánh và ngược đãi của mọi người. Vậy bệnh phong là gì mà lại bị nhiều người sợ đến thế và nguy cơ lây nhiễm, cách phòng như thế nào? Bài viết dưới đây của alisonvcraigrealty.com sẽ là lời giải đáp cho các bạn.
I. Bệnh phong là bệnh gì?
Bệnh phong hay còn có tên gọi khoa học là Hansen, là một loại bệnh nhiễm trùng xuất hiện từ lâu. Bệnh này chủ yếu ảnh hưởng đến lớp màng nhầy, da và cả dây thần kinh. Ngoài ra, khi bệnh này biến chứng còn làm ảnh hưởng đến nhiều cơ quan khác trong cơ thể và nguy hiểm hơn là cướp đi sự sống của người bệnh.
Dựa vào khu vực tổn thương trên da và thể loại bệnh, tổ chức Y tế Thế giới WHO đã chia bệnh phong thành:
- Nhóm nhiều vi trùng: Đây là nhóm có trên 5 tổ thương hoặc có thể tìm thấy vi khuẩn bên trong các mẫu da hoặc có thể cả hai trường hợp này.
- Nhóm ít vi trùng: Nhóm này thường có dưới 5 tổn thương không chứa vi khuẩn ở bên trong mẫu da
Tác nhân chính gây ra bệnh phong đó là vi khuẩn Mycobacterium leprae, đây là một dạng trực khuẩn kháng cồn, kháng toan và là mầm bệnh chính ở con người. Vi khuẩn Mycobacterium leprae sẽ giải phóng ra khỏi cơ thể qua hai con đường da và niêm mạc.
Trường hợp người bị bệnh phong tổn lại lượng lớn trực khuẩn phong ở sâu trong lớp hạ bì thường được tìm thấy ở lớp biểu mô của da bị bong. Ngoài ra còn có thể được tìm thấy ở lớp Keratin bên ngoài ra người bệnh, tức là vi khuẩn Mycobacterium leprae đã thoát ra ngoài cùng với tiết dịch của bã nhờn.
II. Bệnh phong có nguy hiểm không?
Bệnh phong là một căn bệnh nguy hiểm, vì thế cần phải điều trị sớm nhất có thể để người bệnh không phải đối mặt với những biến chứng nguy hiểm về sau. Vậy những biến chứng nguy hiểm của bệnh phong là gì?
- Rụng tóc và lông, đặc biệt là lông mày, lông mi
- Các chi bị biến dạng như không có khả năng cử động tay chân và bị co cứng, teo cơ
- Dây thần kinh ở chân và tay bị tổn thương vĩnh viễn dẫn đến không còn khả năng hoạt động
- Tăng nhãn áp dẫn đến dây thần kinh thị giác bị tổn thương, lâu dài người bệnh có thể bị mất thị lực
- Xẹp các vạch ngăn ở mũi dẫn đến chảy máu cam, ngạt mũi, viêm mống mắt.
- Mất cảm giác do tổn thương dây thần kinh vì thế mà văn bệnh này không có cảm giác đâu trước bất cứ vết thương nào trên cơ thể, từ đó tạo cơ hội xuất hiện các ổ nhiễm trùng.
- Viêm tinh hoàn dẫn đến vô sinh.
III. Nguyên nhân và dấu hiệu của bệnh phong
Nguyên nhân gây ra bệnh phong là do vi trùng Mycobacterium Leprae gây ra. Do đó nếu các bạn sinh sống ở những nơi có điều kiện sống kém như nguồn nước bị ô nhiễm, chế độ ăn uống không đầy đủ dinh dưỡng,… thì nguy cơ mắc bệnh phong này là rất cao. Vậy dấu hiệu nhận biết của bệnh phong là gì?
Do vi khuẩn gây ra loại bệnh này phát triển rất chậm, từ đó thời gian biểu thị nhiễm trùng và xuất hiện các triệu chứng đầu tiên có thể lên đến nhiều năm. Đặc biệt có nhiều người các triệu chứng còn không thể xuất hiện trong khoảng 20 năm.
Dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là trên da xuất hiện những vết có màu lạ, mất cảm giác nóng lạnh và đau. Các vết xuất hiện trên da có thể nhìn thấy ở một vài chỗ, không chứa nhiều vi khuẩn. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp xuất hiện tràn lan trên khắp cơ thể và đồng thời có chứa rất nhiều vi khuẩn
Mặt của người bệnh thường có những vết sần sùi, từng cục nhỏ li ti. Mũi bị xẹp xuống khiến cho người bệnh có gương mặt như con sư tử
Xuất hiện các u cục ở dây thần kinh ngoại vi, gần khớp xương như khuỷu tay, cổ tay và đầu gối. Người bệnh có thể sờ thấy các cục u này qua da và cảm thấy hơi đau.
IV. Bệnh phong có lây được không?
Bệnh phong có nguy cơ lây nhiễm từ người này sang người khác bằng nhiều cách khác nhau, những chủ yếu lây qua 2 đường chính:
- Lây qua đường hô hấp: Người mắc bệnh phong không được điều trị có thể giải phóng hơn 100 triệu trược khuẩn phong qua đường hô hấp hoặc dịch tiết ra từ mũi họng. Ở môi trường bên ngoài, trực khuẩn phong có thể sống từ 1 – 2 tuần và hoạt động rất mạnh trong môi trường ẩm tối. Vì thế, nếu bạn tiếp xúc với môi trường của người bệnh thì nguy cơ mắc bệnh là rất cao
- Lây qua đường tiếp xúc: Khi tiếp xúc với người bệnh hoặc dùng chung đồ như chén đũa, quần áo,… bạn cũng có nguy cơ cao mắc bệnh
V. Điều trị bệnh phong như thế nào?
Vào năm 1995, tổ chức Y tế thế giới WHO đã phát triển một phương pháp đa trị liệu để có thể chữa trị cho tất cả các loại của bệnh phong trên toàn thế giới.
Biện pháp điều trị sẽ tùy thuộc vào từng loại bệnh. Người bệnh sẽ thường được chỉ định điều trị dài hạn kết hợp từ 2 hoặc có thể là nhiều loại thuốc kháng sinh kéo dài 6 tháng đến 1 năm Đối với những người có dấu hiệu nặng thì cần phòng dùng thuốc kháng sinh lâu hơn. Tuy nhiên, thuốc kháng sinh không thể điều trị các dây thần kinh đã bị tổn thương.
Thuốc chống viêm sẽ được dùng để kiểm soát đau dây thần kinh và các tổn thương liên quan đến căn bệnh này bao gồm Steroid như Prednisone.
Ngoài ra, người bệnh có thể dùng Thalidomide, đây là một loại thuốc gây ức chế hệ miễn dịch của cơ thể, giúp điều trị các nốt u ở trên da. Thalidomide là thuốc gây ra những dị tật bẩm sinh nghiêm trọng đe dọa đến tính mạnh, vì thế chống chỉ định tuyệt đối với phụ nữ mang thai và sắp có thai.
VI. Những biện pháp phòng ngừa bệnh phong
Cách tốt nhất để phòng ngừa căn bệnh này là tránh tiếp xúc gần với những người có dấu hiệu của bệnh mà không được điều trị. Bạn cũng không nên dùng đồ chung với những người bệnh.
Nếu chẳng may dính phải dịch ở mũi hoặc nước bọt của người bệnh bạn hãy rửa phần da tiếp xúc bằng xà phòng để có thể diệt khuẩn. Lưu ý khổng để vùng da bị trầy xước tiếp xúc với người bệnh
Ngoài ra, bạn cũng nên đi khám sức khỏe định kỳ để có thể sớm phát hiện bệnh. Bời vì nếu chữa trị sớm sẽ giúp hạn chế được nhiều rủi ro cho cơ thể.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh phong là gì, hy vọng các bạn sẽ hiểu rõ hơn về căn bệnh này và có cái nhìn khác về những người mắc bệnh phong.