Là gì

27/7 là ngày gì? Lịch sử và ý nghĩa của ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7)

Đối với dân tộc Việt Nam, tháng 7 chính là tháng mà cả dân tộc cùng hướng về cội nguồn, tưởng nhớ lại công ơn những người đã hy sinh xương máu của mình để bảo vệ cho độc lập tự do của dân tộc. Ngày trọng điểm trong tháng 7 đó chính là ngày 27/7. Vậy ngày 27/7 là ngày gì? Hãy cùng alisonvcraigrealty.com đi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.

1. Ngày 27/7 là ngày gì?

Ngày Thương binh Liệt sĩ (27/7)
  • Ngày 27/7 hàng năm chính là ngày Thương binh Liệt sĩ, là ngày lễ lớn của dân tộc, đặc biệt là đối với Hội cựu chiến binh, tất cả cùng hướng về những người chiến sĩ đã hy sinh cho nền hòa bình nước nhà. 
  • Ngày lễ này được xem như một biểu hiện của truyền thống uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây của người Việt Nam.

2. Lịch sử của ngày 27/7

Biết bao chiến sĩ đã đổ máu để bảo vệ cho nền độc lập dân tộc
  • Sau cuộc cách mạng tháng 8 năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà được khai sinh. Do chính quyền cách mạng lúc đó còn quá non trẻ, nên thực dân Pháp đã âm mưu trở lại để xâm lược nước ta thêm lần nữa.
  • Một lần nữa không khuất phục trước kẻ thù, toàn dân ta lại đứng lên đấu tranh giữ gìn nền độc lập cho đất nước. Sau cuộc đụng độ này, nhiều chiến sĩ của ta đã bị thương nặng, có người vĩnh viễn nằm lại nơi chiến trường, nhiều gia đình mất đi cả chồng lẫn con,… Nỗi đau bao trùm lên toàn dân lúc bấy giờ.
  • Để góp phần xoa dịu nỗi đau của những gia đình có người đã chết, Chính quyền Việt Nam đã thành lập một tổ chức mang tên Hội giúp binh sĩ tử nạn.
  • Đầu năm 1946, với sự góp mặt của chủ tịch Hồ Chí Minh làm hội trưởng danh dự, hội bắt đầu được thành lập tại nhiều nơi như Thuận Hóa, Bình Trị Thiên, Hà Nội,… và quyết định đổi tên thành Hội giúp binh sĩ thương.
  • Thông qua cuộc họp quan trọng có sự góp mặt của Hồ Chủ tịch tại Nhà hát thành phố Hà Nội vào chiều ngày 28/5/1946, để tiến hành vận động và quyên góp cho các chiến sĩ mặt trận. Chiến dịch này mang tên “mùa đông chiến sĩ” được thực hiện vào ngày 11/7/1946.
  • Đến ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến lại tiếp tục nổ ra, lúc này số lượng người bị thương và bỏ mạng tại chiến trường tăng lên rất nhiều. Lúc này Đảng ta đã có những chính sách quan trọng nhằm đảm bảo đời sống vật chất và tinh thần cho các gia đình của các chiến sĩ trong thời kỳ kháng chiến.
  • Tháng 7/1947, cục Chính trị Quân đội quốc gia đã tổ chức một cuộc họp với đông đảo các thành phần tham dự, cuộc họp nhằm thực hiện chỉ thị của Hồ Chủ tịch trong việc chọn ngày kỷ niệm Thương binh Liệt sĩ và bảo vệ công tác thương binh liệt sĩ. 
  • Được sự nhất trí và tán thành của mọi thành phần tham dự, ngày Thương Binh toàn quốc đã chính thức được ra đời và chọn ngày 27/7 là ngày kỷ niệm.
  • Sau chiến thắng Điện Biên Phủ vào tháng 7/1954, các công tác liên quan đến chăm lo cho đời sống gia đình của các liệt sĩ, thương binh ngày càng được đẩy mạnh hơn hết.
  • Kể từ năm 1955, ngày Thương binh toàn quốc được đổi tên thành ngày Thương Binh Liệt sĩ.
  • Và cũng kể từ đây, hàng năm vào ngày 27/7, Đảng và Nhà nước đều gửi thư và quà đến các thương binh và gia đình của các liệt sĩ.

3. Ý nghĩa lịch sử ngày 27/7

Đời đời nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ

Ý nghĩa chính trị:

  • Đánh giá và ghi nhận công lao với những gia đình đã có người hy sinh cho độc lập của Tổ Quốc.
  • Phát huy truyền thống yêu nước, tinh thần đấu tranh cho cách mạng, niềm tin vào sự chỉ đạo của Bác Hồ vĩ đại.
  • Củng cố khối đại đoàn kết dân tộc trong công cuộc đổi mới và xây dựng đất nước.

Ý nghĩa nhân văn:

  • Tăng cường ý thức, trách nhiệm, lòng biết ơn và khơi dậy niềm tự hào dân tộc.
  • Phát huy truyền thống Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa của dân tộc.
  • Phát huy tinh thần “gia đình cách mạng gương mẫu”, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển nền kinh tế nước nhà.

Trên đây, chúng ta đã cùng nhau ôn lại những trang sử hào hùng của dân tộc ta về ngày 27/7. Là một người dân Việt Nam bạn hãy luôn biết ơn tới những chiến sĩ đã quên mình, hy sinh để giúp ta có được nền độc lập như ngày hôm nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết.

Bạn cũng có thể thích..